Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Xét nghiệm chọc dò nước ói là gì ?

12:00
Xét nghiệm chọc dò nưới ói là một phương pháp thường được thực hiện khoảng từ tuần thai thứ 10 - 18, xét nghiệm này giúp chẩn đoán xem liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác hay không. Các bà mẹ quá 35 tuổi , đã từng sinh con mắc triệu chứng nào đó, hoặc nếu gia đình bạn hoặc chồng bạn có tiền sử bất thường về gen thường đề nghị làm xét nghiệm này.



Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của xét nghiệm máu hoặc siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi (siêu âm NT).

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí thai nhi, nhau thai và xác định ngày dự sinh. Sau đó, lớp da bụng ở phía trên tử cung của bạn sẽ được sát trùng và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Mẫu nước ối bao quanh thai nhi được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi làm xét nghiệm. Vị trí của bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong suốt quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này gây cảm giác khó chịu hơn là đau đớn và thấy tựa như đau bụng khi có kinh. Xét nghiệm này kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.



Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn trong một vài ngày sau xét nghiệm, nếu bạn có con nhỏ cần chăm sóc thì hãy tìm người giúp đỡ.

Chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (giúp chẩn đoán những bất thường có thể có đối với thai nhi) lớn hơn nhiều so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một chút rủi ro, 1 trong số 200 thai phụ gặp biến chứng sau đó và có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer